83% vốn phát triển rừng từ nguồn xã hội hóa
2024 được xem là năm đáng nhớ của Ốc Thanh Vân khi cô quyết định đưa các con trở về Việt Nam sinh sống sau một năm ở Úc. Chính vì có quãng thời gian xa quê hương nên nữ diễn viên càng cảm nhận rõ rệt hơn sự khác biệt trong những ngày đón tết. Ngoài dành thời gian cho gia đình, cô dần trở lại các sự kiện giải trí, tham gia sân khấu kịch để thỏa niềm đam mê với nghề.Chia sẻ với chúng tôi, nữ diễn viên thừa nhận chưa bao giờ cô xuất hiện ở các sự kiện giải trí nhiều như giai đoạn cuối năm 2024. Bởi những năm trước, cô bận rộn với sân khấu lẫn công việc riêng trong gia đình nên không đủ thời gian đến ủng hộ các đồng nghiệp. Cô bộc bạch: “Nhiều khi lịch trình chồng chéo nhau nên tôi cũng khó sắp xếp, trong khi bản thân cũng vướng việc chăm sóc các con nữa”. Hiện tại, do Ốc Thanh Vân mới trở lại công việc nên mọi thứ không đến mức dày đặc. Nhờ vậy nên cô dành thời gian đến ủng hộ các dự án mới của đồng nghiệp. Cô tâm sự: “Tôi rất nhớ mọi người. Trước đó, tôi cũng có vài năm giảm bớt hoạt động của làng giải trí để có thời gian cho bản thân và gia đình. Đây là thời điểm tôi sung sức nhất để trở lại với công việc và đến để chúc mừng những đồng nghiệp của mình”. Cũng theo nữ diễn viên, khi đã xác định làm nghệ thuật bằng cả tấm lòng, cô “không nghĩ quá nhiều đến chuyện mình phải làm gì, cứ thế mà sống với nghề nghiệp của mình thôi”. Nữ diễn viên tâm tình: “Tôi đã sống với công việc này từ ngày tôi rất trẻ, đến bây giờ đã đi được một quãng rất dài rồi. Không phải xa quê để nhận ra mình yêu công việc thế nào, mà điều đó nó tự động đến với tôi một cách tự nhiên. Nó đến khi tôi đang rửa chén, lúc tôi đang giặt đồ và đến vào những lúc tôi đang làm việc, trong khoảnh khắc mà tôi tạm quên mình là một nghệ sĩ”.Vì quan niệm trong cuộc đời sẽ có lúc phải đứng trước những sự lựa chọn nên Ốc Thanh Vân không trăn trở hay luyến tiếc về quãng thời gian đã qua, kể cả khi công việc nghệ thuật của cô bị giãn ra, không sôi động như trước. Bởi theo người đẹp 8X, đó là giai đoạn cô muốn dành thời gian cho các con nên cứ làm mọi thứ một cách say mê.“Nhưng tôi làm nhiều đến nỗi một ngày tôi nhận ra mình đã bị mất cân bằng. Tôi làm nghệ thuật, ra xã hội rất nhiều và nếu chỉ loanh quanh trong bếp, cách ly hoàn toàn với những nơi mình từng làm việc, giao lưu thì cảm giác mất cân bằng đó, dù mình chối bỏ thì nó cũng đến”, cô kể. Nữ diễn viên cho biết giai đoạn đầu, cảm giác mất cân bằng chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng sau đó lại đến rất dữ dội. Chính điều đó giúp cô nhận ra rằng "nếu như mình cứ loay hoay trong chuỗi vất vả không hồi kết này, có lẽ mình sẽ bị khủng hoảng mất thôi”. Cô bật mí: “Khi nhận ra điều đó, tôi quyết định nói với các con rằng 'mẹ đang cảm giác như vậy đó'. Các bé rất lắng nghe và sau đó mấy mẹ con có quyết định dọn hành lý, trở về nơi mình thuộc về”. Vừa về Việt Nam, Ốc Thanh Vân tất bật trở lại với sân khấu kịch bằng vai diễn trong vở Căn phòng câm lặng, thay vì dành thời gian nghỉ ngơi. Nữ diễn viên nói đây là cách bản thân tự chữa lành và cân bằng cảm xúc bên trong mình sau quãng thời gian sinh sống nơi xứ người.Taxi chuyển làn ẩu, tạt đầu xe container gây tai nạn
Khu vực Tây nguyên và Nam bộ: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, từ 17 - 19.4, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Cảnh báo trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
FLC giảm 60% nhân sự trong quá trình tái cấu trúc
Vừa hoàn thành bài thi cuối kỳ, Hồ Nhất Trí và anh trai đang học tập tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khăn gói hành lý để về quê Bình Định đón tết cùng gia đình. Trí tâm sự: "Những năm trước lịch thi trễ nên cả hai anh em không tham gia chương trình được. Cận tết là lúc vé xe, tàu đắt đỏ, khó mua vé hơn nhiều. Năm nay chúng mình cùng về trên chuyến xe miễn phí đã bớt được một khoản kinh phí cho gia đình nên mình rất vui vì điều đó".Giữa thời tiết se lạnh của TP.HCM, Nguyễn Thị Phi Nhung, sinh viên Trường ĐH Tài chính –Marketing, không giấu nổi sự háo hức vì sắp được về nhà đoàn tụ cùng gia đình sau một khoảng thời gian dài học tập tại TP.HCM. Nữ sinh cho biết trong lúc đang gặp khó khăn khi đặt vé về quê tại Quảng Ngãi, thì được bạn bè giới thiệu chuyến xe lần này. Nhung thật sự rất hạnh phúc khi được về quê ăn tết trên chuyến xe miễn phí. Học tập cách quê nhà hơn 1.000km, Trương Ngọc Bảo Quốc, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM càng nôn nao về quê mỗi dịp tết đến xuân về. Năm nay được nhận vé miễn phí về quê, Quốc hạnh phúc nói: "Những năm trước mình thường đặt vé xe về quê trước ngày 15 tháng chạp để mua được giá vé rẻ hơn. Nhưng hai năm nay, vì lịch trình học tập còn nhiều môn chưa hoàn thành, giá vé về quê đắt gấp 2,3 lần bình thường nên mình tham gia chương trình để được hỗ trợ di chuyển về quê. Với sinh viên như mình, chương trình này rất ý nghĩa vì vừa được tài trợ vé xe vừa được tặng quà. Mình rất bồi hồi và háo hức vì sắp được gặp lại bạn bè, người thân sau thời gian dài xa quê".Chương trình "Cùng PVOIL về quê đón Tết Ất Tỵ 2025" đã trao tặng hơn 1.000 vé xe cho sinh viên,với 26 chuyến xe có lộ trình đi từ TP.HCM đến các tỉnh miền Trung dọc theo quốc lộ 1A. Chương trình do Đoàn Thanh niên PVOIL phối hợp tổ chức với Đoàn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Dầu khí Việt Nam, Trường CĐ Dầu khí và hơn 45 trường ĐH, CĐ tại TP.HCM.Ông Cao Hoài Dương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty dầu Việt Nam PVOIL, chia sẻ: "Mỗi dịp tết đến xuân về, ai ai cũng đều háo hức về nhà nhưng nhiều sinh viên phải đối mặt với nỗi lo, trăn trở để kiếm được vé tàu, xe về quê. Không phải ai cũng có đủ kinh phí để mua khi vé tàu, vé xe dịp tết đắt hơn nhiều lần. Nhiều bạn sinh viên phải ở lại đất khách quê người trong những ngày tết. Cảm thông chia sẻ, chúng tôi đã có ý tưởng và cùng Thành đoàn TP.HCM và các trường ĐH-CĐ tổ chức chuyến xe miễn phí hỗ trợ sinh viên với mong muốn được chia sẻ, thông cảm với những khó khăn của các bạn sinh viên, để các bạn có thể về nhà đón tết, sum vầy cùng gia đình".
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Gác bằng dược sĩ, cô gái tình nguyện lên đường nhập ngũ
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).